top of page
14051745_1643772292599504_40228073745872

Lê Huy Văn

Nguyên Hiệu phó Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Chủ nhiệm Khoa Tạo dáng CN

Thiết kế Công nghiệp là con đẻ của một xã hội tiêu dùng hàng loạt. Nó sinh ra để thoả mãn nhu cầu của số đông, phục vụ cho lợi ích của số đông. Cho nên muốn đáp ứng một nhu cầu to lớn ấy, người ta bao giờ cũng phải có một chiến lược lâu dài nhằm đào tạo các đội ngũ tiềm năng các nhà thiết kế công nghiệp tương lai cho nhu cầu đó.

Cuộc Triển lãm các Đồ án thiết kế Tạo dáng công nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam trực tuyến đầu tiên này có tên gọi: TRIỂN LÃM THIẾT KẾ TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP TOÀN QUỐC 2021, nhằm mục đích muốn giới thiệu kết quả đào tạo chuyên ngành Thiết kế Tạo dáng công nghiệp ở ba miền Trung, Nam, Bắc có cùng chung một mục tiêu đào tạo, xây dựng và phát triển một đội ngũ các nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp trong lĩnh vực đặc thù chuyên sâu này cho Việt Nam trước mắt và lâu dài.

Chúng ta đều biết rằng Tạo dáng sinh ra từ sản xuất và sử dụng; nó chưa bao giờ đứng ngoài sản xuất và sử dụng, Mỗi thiết kế sản phẩm đều mang một thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi tới người tiêu dùng. Dưới mọi hình thức như kiểu dáng sản phẩm, cách sử dụng, mẫu mã bao bì… nhà thiết kế truyền đạt một cách hiệu quả nhất thông điệp ấy tới người tiêu dùng.

Đến hôm nay, chúng ta đã đi gần hết ¼ thời gian đầu tiên của thế kỷ XXI. Nhìn về lịch sử từ 2 thế kỷ trước đây, kể từ cuối thế kỷ XVIII, hai nhà lý luận người Anh T.Scheraton và T.Chippendale xuất bản hai quyển sách giới thiệu mẫu hàng đầu tiên, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đồ gỗ của toàn châu Âu lúc đó. Nửa sau thế kỷ XIX, kỹ thuật lên ngôi, công nghiệp và kinh tế đạt nhiều thành tựu. Nhu cầu cải cách trong thiết kế sản phẩm công nghiệp đặt ra cấp bách khi con người nhận thức được mối quan hệ của nền sản xuất công nghiệp với công nghệ, hình dáng, công năng và giá trị của sản phẩm.

Vì vậy, công tác đào tạo cũng hết sức được coi trọng. Năm 1906, Henry van de Velde thành lập Trường Thủ công và mỹ nghệ Weimar (Đức), còn gọi là Trường Bauhaus. Nơi đây được coi là cái nôi đầu tiên đào tạo ra các nhà Design. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa công năng được khai sinh và phát triển rực rỡ, đặc biệt ở Đức với phương châm Form follows Funktion (hình dáng phục vụ công năng). Chúng ta đều biết lịch sử và nền sản xuất xã hội luôn phát triển không ngừng nghỉ, đã đẻ ra các trào lưu, xu hướng và phong cách thiết kế khác nhau .

Nhưng cũng phải nói rằng: Nếu không có các ngôi trường đào tạo, không có những mô hình đào tạo và chương trình đào tạo… thì cũng sẽ không bao giờ chúng ta có đội ngũ các nhà thiết kế. Bởi vì chỉ có những nhà thiết kế tài năng được đào tạo bài bản tại các ngôi trường mới đẻ ra được các trào lưu, các xu hướng và định hình được các phong cách thiết kế. Bởi chỉ có họ và không ai khác ngoài họ!

Xin chúc Triển lãm về Thiết kế Công nghiệp online đầu tiên thành công tốt đẹp!

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta không chỉ cần thiết kế lại chính ngành công nghiệp.
Năm 1918, một năm trước khi Bauhaus mở cửa và lịch sử huy hoàng của ngành thiết kế công nghiệp chính thức bắt đầu, thế giới đang trong cơn thịnh nộ của dịch cúm Tây Ban Nha và hàng chục triệu người được cho là đã chết. Không khó để tưởng tượng rằng đằng sau kiểu dáng công nghiệp đơn giản, công năng và dễ tiếp cận là nhu cầu về sự tái thiết cho rất nhiều người đã chết và ý thức về sứ mệnh phải thay đổi thế giới.
Và bây giờ chúng ta đang sống giữa COVID-19.
Chúng ta đang sống trong một thế kỷ được cho là không bền vững do biến đổi khí hậu và mất dần các hệ sinh thái. Thậm chí có những dự đoán rằng nền văn minh sẽ không bền vững vào giữa thế kỷ 21. Điều này có nghĩa là 100 năm nữa, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với năm khai sinh của Bauhaus.
Nói cách khác, chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta cần phải thiết kế lại ngành công nghiệp. Tôi tin rằng các hoạt động thiết kế này sẽ diễn ra trên toàn cầu.
Tôi hy vọng rằng việc giao tiếp thiết kế giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ mang lại những tín hiệu thay đổi đầy hy vọng.

ESUKE_edited.jpg

Eisuke Tachikawa

Chủ tịch Hiệp Hội Thiết Kế Công Nghiệp Nhật Bản (JIDA)

bottom of page